Thiết kế form tốt hơn
Ngày nay chúng ta thường bắt gặp form trên internet. Chúng ta đều phải đi qua form trước khi mua hàng online, hoặc khi đăng ký để nhận thông báo, vào mạng xã hội và tham gia vào các diễn đàn. Không phải là nói quá khi nói rằng form là thành phần vô cùng cần thiết cho việc chia sẻ thông tin ngày nay.
Tuy nhiên, đối với những người kinh doanh thì việc sử dụng form khi đăng ký thường được nhìn nhận như là một thao tác xấu nhưng không thể tránh được, bởi vì tỷ lệ người dùng bỏ cuộc lớn nhất là ở những trang đăng ký. Đa phần chúng tiêu tốn thời gian, phức tạp và đôi lúc cần những thông tin quá nhạy cảm.
Vậy hãy thử xem làm thế nào để biến những trải nghiệm nhàm chán này trở nên trực quan và hoàn toàn không mệt mỏi cho người dùng. Trước khi đi sâu hơn, tôi phải báo trước rằng hầu hết những hướng dẫn này dựa trên kinh nghiệm và dữ liệu thống kê, nhưng chúng không nên được coi là chân lý. Form là các thành phần thiết kế phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh và depend on more that just these guidelines too increase conversions. Vậy hãy bắt đầu.
Chúng ta sẽ sửa lại một form đăng ký kênh TV trong 10 bước dưới đây.
1. Căn chỉnh các thành phần
Đây là một trick rất đơn giản giúp tạo nên cấu trúc cho nội dung. Căn lề là sắp xếp chữ theo cách hiệu quả nhất - cho phép người dùng đọc hiểu form nhanh và hiệu quả, hạn chế lỗi và thiếu trường.
Có nhiều hướng tiếp cận để tổ chức nội dung, nhưng hãy thử nhìn vào căn lề chữ. Có 4 cách căn lề các thành phần: giữa, trái, phải và trên-trái.
Về cơ bản, nhãn càng gần trường input thì sẽ làm cho việc gom nhóm càng trở nên dễ dàng. Bởi vì sự quan hệ gần gũi giữa nhãn và trường input nên dễ dàng để liên kết chúng với nhau. Vì vậy mà căn lề kiểu trên-trái cho nhãn là ý tưởng tốt trong trường hợp này. Vì kiểu căn lề này làm giảm đi “visual fixations”(tạm dịch: các bước di chuyển của mắt), giúp người dùng lướt qua form mà không phải đảo mắt nhiều.
https://www.ventureharbour.com/form-design-best-practices/
2. Gom nhóm các trường có liên quan
Gom các thông tin thành các nhóm là cách dễ dàng để nhấn mạnh sự liên kết. Nếu một form có nhiều hơn 6 trường, chúng ta nên gom lại trong những nhóm logic. Nếu mỗi nhóm có một tiêu đề liên quan và được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự từ trên xuống dưới thì sự liên kết còn được nhấn mạnh hơn.
Tip
Đừng quên để một khoảng cách phù hợp giữa các nhóm để phân biệt chúng
3. Viết nhãn rõ ràng
Sử dụng tên nhãn ngắn gọn, rõ ràng, súc tích. Nó giúp người dùng hiểu những thông tin cần thiết trong nháy mắt. Tránh sử dụng các câu hoàn chỉnh chỉ để giải thích các câu hỏi đơn giản, chỉ một hoặc hai từ nói chung là đủ.
4. Định dạng trường input
Đừng bắt người dùng phải đoán định dạng thông tin cần phải nhập vào. Tùy chỉnh thiết kế cho từng trường input để chỉ ra tường minh thông tin cần phải được nhập vào như thế nào là việc nên làm. Ngay cả những thông báo ngắn (như là hướng dẫn thiết lập password) được để ràng cạnh trường input sẽ giảm thiểu lỗi khi người dùng điền vào form.
Tip
Để tạo sự phân biệt rõ ràng giữa foreground và background, các trường input có thể sử dụng một màu khác với nền. Ví dụ như ở dưới đây, các Textbox được tô nền màu trắng và các cạnh được phối màu một cách tinh tế.
5.Thêm những yếu tố trực quan
Nói chung người dùng cảm thấy khó khăn với những câu hỏi mà họ phải nhập câu trả lời bằng tay. Đưa ra vài gợi ý tham khảo là cách tốt để giúp họ. Thậm chí minh họa những câu trả lời đó bằng những yếu tố trực quan có thể còn tốt hơn, vì nó giúp người dùng mất ít công sức nhất và cung cấp một hướng suy nghĩ cho họ.
6. Tùy chọn và bắt buộc
Đây là một trick rất đơn giản để loại bỏ các item không cần thiết. Hơn là viết rằng “bắt buộc” bên cạnh mỗi label, chỉ cần đặt một dấu * (dấu hoa thị) và đặt chữ “tùy chọn” cạnh những label tùy chọn. Ngoài ra hãy căn chỉnh các label này thẳng hàng với label của nhóm, chứ không phải với trường input.
7. Các CTA
Bây giờ form trông khá gọn gàng, hãy tập trung vào các CTA (call to actions). Hầu hết các form đều có ít nhất 2 CTA - Submit và Cancel. Trong ví dụ này, Submit form là quan trọng hơn nên Submit là CTA chính, còn Cancel là CTA phụ. Sự quan trọng hoặc không quan trọng cần phải được gán cho từng CTA dựa vào mức độ cần chú ý tới của chúng.
Các CTA có thể trông như một button hoặc một link. Tùy theo từng trường hợp, hãy chắc chắn rằng chỉ có một trong số chúng là cái quan trọng và nổi bật.
8. Chỉnh sửa CTA
Các CTA chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi chúng đưa ra một thông điệp rõ ràng. Chúng đề cập một cách chính xác những gì sẽ xảy ra khi người dùng kích vào nó. Thông điệp rõ ràng là yếu tố cần thiết của những CTA tốt, và về tương lai lâu dài nó vẫn còn hữu ích để tạo ra một thiết kế thuyết phục và đáng tin
9. Xác thực form
Nhìn chung có 3 thông điệp quan trọng mà một xác thực form tốt nên truyền tải đến người dùng:
- Một lỗi đã xảy ra: hiển thị rõ ràng rằng có một lỗi trong form, ưu tiên sử dụng các biểu tượng màu đỏ để thu hút sự chú ý.
- Nơi xảy ra lỗi: làm nổi bật lên các trường gây ra lỗi.
- Lỗi đã xảy ra như thế nào: cung cấp thông tin về việc cần phải sửa cái gì để trường trở nên hợp lệ
Tất cả 3 thông điệp trên đều có một mục tiêu chung: tránh gây khó hiểu. Giảm tối đa tỷ lệ bỏ cuộc của người dùng, hãy tạo ra những xác thực mà không có bất kỳ rủi ro nào về việc người dùng cảm thấy khó hiểu.
10. Sử dụng màu hiệu quả
Màu sắc có thể được sử dụng thông minh để hướng sự chú ý của người dùng, và tạo thêm sức hấp dẫn thẩm mỹ cho thiết kế. Trick ở đây là chỉ sử dụng không quá 2 màu chính trong trang. Hãy đảm bảo rằng sử dụng chúng khôn ngoan, và luôn nhớ mục đích chính của form trong khi thiết kế.
Được rồi! Chúng ta đã đi đến cuối của cuộc hành trình
Sử dụng những nguyên tắc thiết kế cơ bản nhất, một form đơn giản có thể dễ dàng trở nên hấp dẫn hơn, thẩm mỹ hơn và dễ sử dụng hơn. Hãy nhìn vào sự khác biệt khổng lồ giữa trước và sau.